Cho bài thơ sau: Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất

3.6 K

Với giải Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Cho bài thơ sau:

                 Lời ru ẩn nơi nào

                 Giữa mênh mang trời đất

                 Khi con vừa ra đời

                 Lời ru về mẹ hát

 

                 Lúc con nằm ấm áp

                 Lời ru là tấm chăn

                 Trong giấc ngủ êm đềm

                 Lời ru thành giấc mộng

 

                 Khi con vừa tỉnh giấc

                 Thì lời ru đi chơi

                 Lời ru xuống ruộng khoai

                 Ra bờ ao rau muống

 

                 Và khi con đến lớp

                 Lời ru ở cổng trường

                 Lời ru thành ngọn cỏ

                 Đón bước bàn chân con

 

                 Mai rồi con lớn khôn

                 Trên đường xa nắng gắt

                 Lời ru là bóng mát

                 Lúc con lên núi thẳm

                 Lời ru cũng gập ghềnh

                 Khi con ra biển rộng

                 Lời ru thành mênh mông.

(Xuân Quỳnh, dẫn theo thivien.net)

Hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ trên.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

Có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của mẹ? Có lời ru nào ngọt ngào, tha thiết hơn lời mẹ ru con? Trải qua ngàn năm thi ca thành văn nước Việt, thơ viết về mẹ và lời ru có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bài. Lời ru của mẹ do nữ sĩ Xuân Quỳnh sấng tác nằm trong mạch nguồn cảm xúc chung ấy, song đã để lại một dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc suốt mấy chục năm qua nhờ vào cảm xúc tự nhiên, chân thành, bằng một tứ thơ thật độc đáo. Trước hết, lời ru yêu thương gắn với tuổi hồng, tuổi nụ. Tuổi càng thơ dại, lời ru càng tha thiết, mê say. Lời ru vốn không biết ở nơi nào giữa đất trời cao rộng, bất chợt một ngày khi con sinh ra, lời ru đã có mặt trên đời. Từ đó, lời ru của mẹ theo mãi bên con. Khi con nằm ấm áp trong vòng tay, lời ru hóa thành tấm chăn mềm mại. Lúc con đang say ngủ, lời ru hóa giấc mộng lành: “Lúc con nằm ấm áp/ Lời ru là tấm chăn/ Trong giấc ngủ êm đềm/ Lời ru thành giấc mộng”. Không những bên con trong giấc ngủ say nồng, biết vắng mặt làm lụng khi con đùa vui, chạy nhảy, lời ru của mẹ còn theo con đến lớp mỗi ngày. Tuổi thơ của con có lúc nào vắng lời ru bên cạnh? Buổi con tan học về, có mẹ đón đưa. Lúc ấy, lời ru cũng ngân nga qua từng lời nói yêu thương, từng cử chỉ dịu dàng. Lời ru hóa thành vòng tay, thành ngọn cỏ đón bước chân con lon ton sau giờ tan học: “Và khi con đến lớp/ Lời ru ở cổng trường/ Lời ru thành ngọn cỏ/ Đón bước bàn chân con”. Lời ru của mẹ khai thác đề tài muôn thuở trong tình cảm con người. Lời thơ tự nhiên, cảm xúc thơ chân thành, đặc biệt, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tạo được tứ thơ đặc sắc nên thi phẩm đắm sâu nơi trái tim người đọc.

Xem thêm lời giải sách bài tập văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) gieo vần nào?

Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài thơ thể hiện cẩm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng "mẹ" và "cau", tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?

Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Sau khi đọc bài thơ, có người cho rằng: Cần phải biết quý trọng những ngày chúng ta còn được ở bên mẹ. Theo em, điều đó có đúng không? Vì sao?

Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Cách ngắt nhịp nào sau đây đúng với các dòng thơ trong bài Ông đồ?

Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, những câu thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

Câu 6 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 7 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Giả sử, khi Tết đến, xuân về, em được đi “xin chữ”, em sẽ xin chữ gì? Vì sao em lại xin chữ đó?

Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Các dòng thơ trong bài chủ yếu được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Dòng thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại mấy lần trong bài thơ? "Tiếng gà trưa" đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao?

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Người thân nào trong gia đình là người em thường nghĩ đến mỗi khi gặp khó khăn? Nêu những tình cảm của em dành cho người đó. Viết câu trả lời của em trong khoảng 5 dòng

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.

Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Qua các cụm từ là vị ngữ được dùng để miêu tả người mẹ tỏng bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), hãy hình dung về hình ảnh người mẹ được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.

Câu 5 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật, sự việc và biểu cảm.

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về chủ đề tình cảm gia đình.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn

Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ

Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng

Bài 4: Nghị luận văn học

Bài 5: Văn bản thông tin

Đánh giá

0

0 đánh giá